Bài 7: Phương pháp trình bày giáo lý
Diễn đàn Giáo Phận Vinh :: TÂM SỰ - CHIA SẺ - HỌC HỎI :: Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bài 7: Phương pháp trình bày giáo lý
PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY GIÁO LÝ
I. DẪN NHẬP:
Nếu như trong giáo dục, các mặt trí dục, đức dục và thể dục đòi hỏi phải có phương pháp chuyển tải thì ngành Sư Phạm Giáo Lý cũng cần phải có phương pháp. Phương pháp chính là con đường ngắn nhất đưa cả người dạy lẫn người học đạt đến mục tiêu nhắm tới.
Có hai phương pháp chính và một số phương cách hỗ trợ để Giáo Lý Viên có thể vận dụng trong việc trình bày một nội dung Giáo Lý.
Thật ra, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh mặt yếu của nó, không hoàn toàn tuyệt đối hay cho mọi trường hợp. Do vậy, tùy từng vấn đề phải chuyển tải, tùy từng hoàn cảnh và môi trường giảng dạy, và tùy từng đối tượng tham dự lớp, mà Giáo Lý Viên uyển chuyển chọn lựa phương pháp này hay phương pháp kia, đôi khi khéo léo phối hợp cả 2 phương pháp trong cùng tiến trình truyền đạt một nội dung Giáo Lý, cốt là đạt được hiệu quả cao nhất.
II. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍNH:
1. Phương pháp diễn giải ( Méthode déductive ):
Người trình bày đi từ một định luật, một định đề lớn và tổng quát, dần dần suy luận, diễn tả, chứng minh và giải thích, mổ xẻ thành những vấn đề nhỏ, những trường hợp riêng biệt để từ đó tổng hợp từng bước để người học có thể nắm được nội dung chính.
Ví dụ: Học về Hội Thánh trong chương trình Vào Đời. Định nghĩa Hội Thánh là gì ? Hội diễn tả một cuộc nhóm họp thành cộng đoàn với một mục đích, một công việc chung. Thánh nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Vậy, Hội Thánh là cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa quy tụ thành Dân Chúa và thành Thân Mình Của Đức Giê-su Ki-tô... ( Kế đó, lại phải trình bày về Lời Chúa, được quy tụ bởi Lời Thiên Chúa là thế nào ? Tại sao lại nói Hội Thánh là Nhiệm Thể, là Thân Mình của Đức Ki-tô ?... )
Phương pháp này buộc người dạy phải vận dụng những suy luận và định nghĩa vững chắc và mạch lạc, có phần nào hơi áp đặt các em phải chấp nhận ngay từ đầu một mệnh đề, một định luật, đòi hỏi phải đầu tư suy nghĩ nhiều.
Hơn nữa, phương pháp giảng dạy này dùng đường lối thuyết trình ( didactique ), nghĩa là độc thoại một chiều từ phía người nói đến người nghe, sử dùng khá nhiều từ ngữ Thần Học cao siêu và Mầu Nhiệm khó hiểu, gây ra bầu khí động não căng thẳng, nặng nề, khô khan, thiếu sự trao đổi và cảm nhận sống động nơi các em.
Nếu đành phải áp dụng phương pháp này trong giảng dạy thì phải huy động thêm nhiều phương cách hỗ trợ để minh họa dẫn dắt các em từ những cái khó hiểu đi dần tới những cái dễ hiểu.
Một hình thức biến thể và đơn giản hóa của phương pháp diễn giải là các sách Giáo Lý Hỏi – Thưa dành cho trẻ em, mà hiện nay một số Giáo Phận, đặc biệt ở miền Bắc vẫn đang còn áp dụng.
2. Phương pháp quy nạp ( Méthode inductive ):
Người dạy khởi đi với các kinh nghiệm của bản thân, hoặc những dẫn chứng thực tế, những câu chuyện trong đời sống thường nhật mà người học có thể từng trải và cảm nhận một cách tự nhiên. Từ đó tiến dần đến một kết luận có tính khái quát về nội dung vấn đề muốn truyền đạt.
Ví dụ: Học về việc “Thiên Chúa ban trí khôn loài người” trong chương trình Giáo Lý Khai Tâm. Kể truyện em bé Hi-cô-i-chi trong truyện Tảng Đá Chắn Đường ( xin xem Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 2 ). Bắt đầu từ đời sống nhân bản: Em có trí khôn nên em sống khôn ngoan và làm vui lòng mọi người. Dẫn vào nội dung Giáo Lý: Em được Thiên Chúa ban cho trí khôn để có thể nhận biết Chúa, sống yêu thương như ý Chúa muốn. Đẩy tới tâm tình tôn giáo: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em thưa với Chúa: “Xin cho con biết điều gì đẹp lòng Chúa để con làm, và điều gì làm buồn lòng Chúa để con tránh”...
Phương pháp này rất phù hợp với trẻ em, vì các em thường suy nghĩ bằng sự kiện và hình ảnh hơn là bằng ý niệm và lý luận trừu tượng. Hơn nữa, phương pháp này dùng đường lối đối thoại ( méthode dialogique ), nghĩa là có tương quan hai chiều giữa người hướng dẫn và người khám phá. Thầy gợi ý để trò suy nghĩ và từng bước tiến gần đến chân lý. Các câu hỏi vừa tầm, mở đường cho lời đáp, tiệm tiến, xoáy dần vào vấn đề chính.
Chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã dùng phương pháp quy nạp một cách xuất chúng khi luôn mở đầu một bài giảng bằng một dụ ngôn hoặc bằng một hình ảnh, một sự kiện bình thường trong cuộc sống con người.
III. CÁC PHƯƠNG CÁCH HỖ TRỢ:
Để việc áp dụng các phương pháp vừa nói ở trên đạt được hiệu quả cao nhất, xin đề nghị 2 phương cách hỗ trợ.
Cần lưu ý là cả 2 phương cách này đều dựa trên nguyên tắc năng động ( dynamique ), đòi hỏi người Giáo Lý Viên như một Linh Hoạt Viên trong lớp Giáo Lý, biết cách huy động các em trong một bầu khí vui tươi sống động, biết cộng tác với nhau trong việc khám phá từng bước và toàn bộ nội dung Giáo Lý thông qua các Trò Chơi, Bài Hát, Truyện Kể và những sinh hoạt tập thể như: Kịch Chạy, Pa-Nô Chạy, Báo Chạy... ( Xin xem thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 )
Như thế, các phương cách hỗ trợ này tạo ra các tương quan đa chiều, không những giữa Giáo Lý Viên và các em, mà còn giữa các em với nhau trong sự hướng dẫn của Giáo Lý Viên. Khái niệm dạy – học trong một bầu khí sống động như vậy, sẽ trở nên tương đối, mà đúng hơn, phải thay bằng khái niệm cùng nhau khám phá.
Không gian lớp học thường được sắp xếp rất linh động uyển chuyể. Bàn ghế có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc chữ U. Cũng có thể bỏ hết bàn ghế để thầy và trò ngồi xuống đất theo hình tròn. Đương nhiên, số lượng các em không nên quá đông ( vượt quá 30 trẻ ) để việc hội thoại, sinh hoạt và hoạt động không bị loãng hoặc hỗn độn, cả lớp đều dễ dàng tham gia mà ít có em nào thụ động khép kín.
Ở đây xin tạm phác họa một xã hội đồ ( sociogramme ), các mũi tên đan xen qua lại sẽ diễn tả những mối tương quan đa chiều trong lớp xoay quanh nội dung Giáo Lý được đem ra hội thoại, giữa Giáo Lý Viên ( ô tròn tô đậm ) và các em ( các ô để trắng ):
1. Phương cách trực quan ( intuitive ):
Trực quan nghĩa là các em có thể trực tiếp vận dụng một hoặc nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, mũi ngửi, lưỡi nếm ), để từng chút một, thông qua các sự việc, sự vật và khái niệm trung gian mà đến gần hơn với nội dung Giáo Lý.
Phương cách này đặc biệt thu hút các em học sinh Giáo Lý, nhưng cũng dễ gây ấn tượng nếu khéo áp dụng cho cả các dự tòng người lớn.
Ở đây, chúng tôi xin đơn cử hai mặt trực quan sinh động dễ được vận dụng nhiều nhất:
§ Mắt nhìn ( thị giác ), Giáo Lý Viên có thể vận dụng các tranh ảnh, pa-nô cắt dán minh họa một phần của nội dung Giáo Lý, một tấm bản đồ Đất Thánh, một bản phân nhánh hình thành các Giáo Phận ở Việt Nam, một bản gia phả Chúa Giê-su, một bình hoa thật đẹp, sách Kinh Thánh... hoặc một mẫu vật thật như: hòn đá núi, ngọn đèn có giá, con chim sẻ trong lồng, đồng bạc cổ, chùm nho, bó lúa, đóa hoa dại, nhánh cỏ lùng... gợi liên tưởng đến các câu Lời Chúa trong Tân Ước... Cũng có thể cho các em chơi trò chơi lắp ghép tranh hình ô vuông theo một tranh Kinh Thánh mẫu, làm Báo Chạy, Pa-nô Chạy...
§ Tai nghe ( thính giác ), Giáo Lý Viên có thể mở cho lớp nghe một bài Thánh Ca, một câu truyện kể với nhạc nền được thâu sẵn trong băng cassette có nội dung dẫn vào hoặc củng cố bài Giáo Lý. Ngoài ra, phải kể cả các loại hình minh họa Sư Phạm Giáo Lý như kể truyện, đọc truyện, tập hát cũng giúp vào việc nghe hết sức hiệu quả. Cũng có thể cho lớp chơi các trò chơi Kim về thính giác để nhận định những tiếng động khác nhau của các mẫu vật, những âm giọng riêng của từng người... từ đó dẫn nhập vào bài dạy.
2. Phương cách hoạt động ( active ):Ở phương cách này, Giáo Lý Viên vận dụng tối đa các phương pháp năng động như Lập Phiếu, Nhóm Ong, Động để tổ chức các dạng sinh hoạt tại lớp như: hoạt cảnh, diễn kịch ngắn, Báo Chạy, Pa-nô Chạy, triển lãm mi-ni...
Giáo Lý Viên các khối cũng có thể phối hợp tổ chức cho nhiều khối học sinh Giáo Lý sinh hoạt các trò chơi trong Hội Trường hoặc tại sân Giáo Xứ, hoặc thỉnh thoảng tổ chức Trò Chơi Lớn, Chiến Dịch Giáo Lý ( x. thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 ).
Cuối học kỳ hoặc cuối năm, có thể tổ chức cho các em một chuyến đi hành hương, phục vụ từ thiện, xuất du, những buổi xem phim Kinh Thánh, phim Giáo Dục... Sau mỗi buổi hoặc mỗi chuyến đi như thế, cả lớp sẽ họp mặt với nhau để lượng giá, trao đổi, chia sẻ và được Giáo Lý Viên hỗ trợ, sẽ cùng nhau rút ra một chân lý Tin Mừng cần lãnh hội.
Được như vậy, nội dung Giáo Lý sẽ khắc họa sâu xa trong tâm hồn, và được biến thành “sự sống” cụ thể nơi mỗi em.
Học đi đôi với hành, kiến thức hòa nhập với cảm nhận, các em sẽ thật sự gặp gỡ Đức Ki-tô, đến gần với Thiên Chúa hơn, đồng thời lại nhận ra rất rõ chiều kích tha nhân và sự hiệp thông trong Giáo Hội qua những bạn học cùng lớp cũng như qua tha nhân mà các em tiếp xúc, đặc biệt là “người nghèo”.
IV. KẾT LUẬN:
Xin nhắc lại, mục tiêu ở đây chính là giúp học viên gặp gỡ Đức Ki-tô, hiểu biết, yêu mến và sống theo Lời của Người. Do vậy, các phương pháp nêu trên chỉ mang ý nghĩa chuyển tải và hỗ trợ, đừng quá lệ thuộc.
Cũng xin nhớ là không có phương pháp nào là chuẩn mực và lý tưởng cho mọi Giáo Lý Viên, mọi độ tuổi các em và trong mọi lúc, mọi trường hợp, do vậy, dùng phương pháp nào đi nữa thì cũng không miễn chước cho mỗi Giáo Lý Viên khỏi việc tự mình khao khát tìm hiểu, cầu nguyện và sống Lời Chúa.
Theo: http://www.trungtammucvudcct.com
luca nguyen- Tổng số bài gửi : 20
Join date : 27/10/2013
Similar topics
» Phương pháp ra đề thi hay kiểm tra giáo lý
» Về vấn đề "Đồng Trinh của Đức Ma-ri-a"
» Giáo Hội ngày mai - tùy thuộc việc dạy & học Giáo lý hôm nay
» Đại tang ở giáo xứ Cồn Sẻ, giáo phận Vinh
» học giáo lý: nền móng giáo dục đức tin cho giới trẻ!!!
» Về vấn đề "Đồng Trinh của Đức Ma-ri-a"
» Giáo Hội ngày mai - tùy thuộc việc dạy & học Giáo lý hôm nay
» Đại tang ở giáo xứ Cồn Sẻ, giáo phận Vinh
» học giáo lý: nền móng giáo dục đức tin cho giới trẻ!!!
Diễn đàn Giáo Phận Vinh :: TÂM SỰ - CHIA SẺ - HỌC HỎI :: Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|