Diễn đàn Giáo Phận Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thánh Matthêu, một gương mẫu chấp nhận lòng Thương Xót Chúa

Go down

Thánh Matthêu, một gương mẫu chấp nhận lòng Thương Xót Chúa  Empty Thánh Matthêu, một gương mẫu chấp nhận lòng Thương Xót Chúa

Bài gửi by bui ba Sun Oct 27, 2013 6:47 pm

Bài huấn đức của Đức Benedict XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm 30.8.2006, trong Phòng Paul VI, nói về gương mặt thánh Matthêu, Đức Thánh Cha nói như sau:

Anh Chị Em thân mến,
Muốn nói sự thật, gần như khó mà phác họa gương mặt ngài cách đầy đủ, bởi vì thông tin về ngài thì hiếm và không trọn vẹn. Điều chúng ta có thể làm là phác họa không nhiều tiểu sử nhưng gưong mặt mà Tin Mừng để lại cho chúng ta.

Ngài luôn luôn có trong danh sách nhóm mươi hai người được Chúa Giêsu chọn (x. Mt 10,3; Mc 3,18; Lc 6,15; Cv 1,13). Tên ngài, trong tiếng Hy bá, có nghĩa “ân huệ của Thiên Chúa.” Tin Mừng thứ nhất theo Thư Qui, ghi nhận tên ngài, trình bày ngài cho chúng ta trong danh sách Mười Hai với một phẩm chất rất đặc biệt: “người thu thuế “ (Mt 10,3).

Vì lý do này, ngài được đồng hóa với người ngồi bên bàn thuế, mà Chúa Giêsu gọi theo Người: “Khi Chúa Giêsu đi ngang qua đó, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi tại bàn thuế, người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9).

Marcô (x. 2,13-17) và Luca (x. 5,27-30) cũng tường thuật sự kêu gọi một người ngồi tại bàn thuế, nhưng các ông gọi ngài là “Levi.” Muốn tưởng tượng phong cảnh được diễn tả trong Matthêu 9:9 chỉ cần nhớ bức vẻ sơn dầu lộng lẩy của Caravaggio, được giữ ở đây tại Rome, trong nhà thờ người Pháp kính thánh Louis.

Một chi tiết tiểu sử mới xuất hiện từ các sách Tin Mừng: Trong đoạn đi trước tường thuật sụ kêu gọi, có qui chiếu về một phép lạ Chúa Giêsu thực hiện tại Capernaum (x. Mt 9,1-8; Mc 2,1-12) nhắc tới sự gần Biển Galilée, tức là, Biển Hồ Tiberias (x. Mc 2,13-14).

Người ta có thể suy luận rằng Matthêu làm nghề thâu thuế tại Capernaum, nằm chính xác “gần biển” (Mt 4,13), nơi Chúa Giêsu đã là một khách trọ đều đều trong nhà Phêrô.

Chúng ta dựa vào những quan sát đơn sơ này nẩy lên từ Tin Mừng, chúng ta có thể làm hai suy tư. Suy tư thứ nhất là Chúa Giêsu tiếp nhận trong nhóm những bạn hữu thân thiết của người một người mà, theo quan niệm thời đại đó trong dân Israel, được xem như là một người tội lỗi công khai.

Trên thực tế, Matthêu, không những quản lý tiền, được coi như là ô uế vì nó đến từ kẻ ngoại lai tới dân Chúa, nhưng thêm vào, ngài đã cộng tác với thẩm quyền ngoại lai, tham lam cách đáng ghét, tự do định đoạt tiền thuế.

Vì những lý do này, trong hơn một dịp, các sách Tin Mừng nhắc chung “những người thu thuế và những kẻ tội lỗi” (Mt 9,10; Lc 15,1), “những người thu thế và những đỉ điếm” (Mt 21,31). Hơn nữa, thấy nơi những người thu thuế một gương tham lam (x. Mt 5,46): họ chỉ yêu những kẻ yêu họ) và nhắc tới một người trong bọn họ, Zacchaeus, như “thủ lãnh thu thuế, và giàu có” (Lc 18,11).

Sau khi đưa ra những qui chiếu này, có một sự kiện đáng chú ý: Chúa Giêsu không loại trừ ai khởi tình bạn với Người. Hơn nữa, chính lúc ngồi vào bàn trong nhà ông Matthêu-Levi, trả lời cho những kẻ lấy làm chướng sự kiện Người đi lại với nhóm người đúng hơn không ai ưa, thì Người đưa ra một lời tuyên bố quan trọng: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17).

Sự công bố tốt của Tin Mừng hệ tại chính sự nầy, là Thiên Chúa ban ân sủng cho những tội nhân! Trong một đoạn khác, với dụ ngôn thời danh người Pharisêu và người thu thuế đi đến Đền thờ cầu nguyện, Chúa Giêsu cũng nói tới một người thu thuế vô danh như tấm gương sự tin tưởng khiêm tốn vào lòng thương xót của Chúa.

Đang khi người Pharisêu khoe khoang về sự trọn lành luân lý, “người thu thuế, đứng dưới xa, cũng không dám ngước mắt lên trời, nhưng đấm ngực mình, nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”

Và Chúa Giêsu bình luận: “Tôi nói cho các ông biết:người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chinh rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,13-14).

Do đó, với gương mặt của Matthêu, những sách Tin Mừng giới thiệu chúng ta một sự nghịch lý đích thực: Kẻ xem ra rất xa sự thánh thiện có thể trở nên một gương mẫu chấp nhận lòng thương xót Chúa, cho phép người ta thoáng thấy những kết quả kỳ dịu của lòng thương xót ấy trong sự sống của mình.

Về việc này, Thánh Gioan Kim Khẩu cho một giải thích có ý nghĩa: Ngài nhận xét rằng chỉ trong tường thuật một số ơn kêu gọi, có nhắc tới việc làm trong đó những kẻ đương sự dấn thân. Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan được kêu gọi đang khi các ngài đánh cá; Matthêu dược kêu gọi đang khi ngài thâu thuế.

Đó là những việc làm ít quan trọng, thánh Chrysostom bình luận: “Vì không gì đáng ghét hơn là kẻ thâu thuế và không gì tầm thường hơn là việc đánh cá” (“In Matth. Hom”: PL 57, 363).

Do đó, sự kêu gọi của Chúa Giêsu cũng đến cho những người thuộc cấp bậc thấp xã hội, đang khi họ dấn thân trong việc làm tầm thường của họ.

Có một suy tư khác xuất phát từ tường thuật Tin Mừng: Matthêu đáp ứng liền tiếng gọi của Chúa Giêsu: “Ông chỗi dậy và theo Người.” Câu ngắn gọn nhấn mạnh rõ ràng sự mau mắn của Matthêu trong sự đáp ứng tiếng gọi.

Điều này có nghĩa cho ông là phải bỏ mọi sự, cách riêng một nguồn lợi chắc chắn, mặc dầu thường là bất công và không đáng tôn trọng. Hiển nhiên Matthêu đã hiểu rằng sự thân mật với Chúa Giêsu không cho phép ông tiếp tục với những sinh hoạt Thiên Chúa không phê chuẩn.

Người ta có thể dễ dàng ý thức được rằng điều này cũng có thể phải được áp dụng cho thời hiện tại. Ngày nay người ta không thể công nhận sự dính líu với điều không thích hợp với sự theo Chúa Giêsu, như những của cải vô liêm sĩ. Chúa Giêsu có lần đã nói rõ:”nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời; rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19,21)

Đó là điều Matthêu đã làm: Ông chổi dây và đi theo Người! Trong sự “chổi dậy” này người ta có thể thấy sự dút bỏ một tình huống tội lỗi và, đồng thời, sự gắn bó có ý thức với mới sự sống mới, thẳng đứng, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu.

Sau cùng chúng ta nhắc lại rằng truyền thống của Giáo Hội sơ khai đồng ý công nhận Matthêu là tác giả Tin Mừng thứ nhất. Điều này là trường hợp bắt đầu với Papias, giám mục Giáo phận Gerapolis tại Phrygia, lối năm 130

Ngài đã viết: “Matthêu đã viết những lời của Chúa bằng tiếng Hy Bá, và mỗi người giải thích những lời đó như mình có thể’ ( in Eusebos of Caesarea, “Hist.eccl.”, III, 39, 16). Nhà chép sử Eusebius thêm chi tiết này: “ Matthêu, đầu tiên giảng cho người Dothái, khi ngài quyết định cũng đi tới các dân tộc khác, ngài đã viết ra tiếng mẹ đẻ của họ Tin Mừng ngài rao giảng: Như vậy ngài cố gắng thay thế trong bản viết, khi ngài ra đi xa họ, điều họ mất với sự ra đi của ngài” (Ibid. III, 24,6).

Chúng ta không còn Tin Mừng do Matthêu viết bằng tiếng Hy Bá hay la Aramic, nhưng trong Tin Mừng bằng tiếng Hy lạp đã đến với chúng ta chúng ta còn tiềp tục nghe, nói được, tiếng nói thuyết phục của Matthêu người thu thuế, khi trở thành một tông đồ, ngài tiếp tục loan báo cho chúng ta lòng thương xót cứu độ của Thiên Chúa.

Chúng ta hay nghe sứ điệp này của Thánh Matthêu, chúng ta hãy suy gẫm về sứ điệp này luôn ngõ hầu chúng ta cũng sẽ học chổi dậy và quyết tâm theo Chúa Giêsu

Tiếp tục bài giáo lý chúng ta về thừa tác vụ tông đồ của Giáo Hội, bây giờ chúng ta quay về Tông Đồ Matthêu. Matthêu, tác giả quyển thứ nhất trong bốn quyển Tin Mừng, là một người publican —một người thu thuế— và tích truyện về sự kêu gọi ngài làm tông đồ nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa Kitô không loại trừ ai khỏi tình bạn của Người.

Những người thu thuế bị xem là những tội nhân công khai, và chúng ta nghe một tiếng vang của gương xấu do quyết định của Chúa gây nên vì liên kết với những người thể ấy, trong lời công bố của Người rằng Người “không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13)

Dụ ngôn người thu thuế trong Đền Thờ nhắm cũng một điểm này: Bằng cách khiêm nhượng công nhận những tội lỗi của họ và chấp nhận lòng thương xót của Chúa, cả những kẻ xem ra xa nhất đối với sự thánh thiện có thể trở thành người thứ nhất trong nước Trời.

Sự đáp ứng sẵn sàng của Matthêu theo tiếng gọi của Chúa cũng cho thấy rằng theo Chúa Kitô có nghĩa là từ bỏ, đôi khi với giá cao, mọi sự mâu thuẩn với tình bạn thật và bắt đầu một sự sống mới. Nhờ gương sáng của ngài và những lời Tin Mừng của ngài, Thánh Matthêu luôn mời chúng ta đáp ứng với niềm vui cho “tin mừng” lòng thương xót cứu độ của Chúa.

Xin Thiên Chúa ban cho anh chị em ân sủng đào sâu tình yêu của anh chị em về Chúa Kitô và Giáo Hội Người, theo sự linh hứng của Thánh Matthêu.

Nguồn: St

bui ba

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 27/10/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết