Diễn đàn Giáo Phận Vinh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một vài ý suy niệm về Kinh Lạy Cha.

Go down

Một vài ý suy niệm về Kinh Lạy Cha.  Empty Một vài ý suy niệm về Kinh Lạy Cha.

Bài gửi by le manh hung Sun Oct 27, 2013 4:50 pm

Người Giáo hữu ít nhất trong ngày có đọc một lần Kinh Lạy Cha, là Kinh do chính Đức Chúa Giê-su đã dạy cho các Môn đệ tiên khởi và truyền lại cho dân Người "CẦU NGUYỆN", tuy chỉ có vài hàng đọc lên không đầy 15 giây đồng hồ nhưng đã hàm chứa một nội dung "trọn vẹn" không thiếu không thừa.
- Lạy Cha ; là nhìn nhận Thiên Chúa là "cha", tức có quyền chia sẻ "thần tính" với Chúa.
- chúng con ở trên trời ; xác nhận Thiên Chúa ở trên trời, hiểu được rằng khi hết thời hạn (sinh ký, sống gởi) con người chết đi (tử quy, thác về) thì sẽ về với Cha ở trên trời. Trời đây không hiểu theo nghĩa vật lý thiên văn, mà hiểu theo nghĩa thần học, nghĩa thiêng liêng, siêu nhiên, tức Thiên Đàng.
- chúng con nguyện Danh Cha cả sáng ; Vinh danh Chúa, ước nguyện cho có nhiều người nhìn nhận Chúa, tôn thờ Chúa.
- Nước Cha trị đến, - Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời ; Sẵn sàng làm theo ý Chúa, chấp nhận những gì Chúa dành cho mình, không phàn nàn, phản đối, buồn nản.

- Xin Cha cho chúng con luơng thực hàng ngày ; xin đủ ăn.
- và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con ; xin tha thứ các tội lỗi khuyết điễm, với hàm ý rằng mình cũng sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã làm mất lòng mình.
- xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ ; xin giữ khỏi mắc phải những điều sai trái.
- nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ ; xin tránh khỏi mọi sự ác như bị khủng bố, bị cướp, bị giết, bị hàm oan, ốm đau, bệnh tật, chết đuối, chết khát, chết rét, thiên tai v.v...
Những điểm vừa nêu, thì 4 điểm sau thuộc phần hạ. Nghĩa là cầu xin cho được những điều thuộc vật chất nhiều hơn. Mà cầu xin chỉ là phần nhỏ, phần thấp của "CẦU NGUYỆN". Như xin đủ ăn thì ta có thể xin cha mẹ, anh em, bà con, thậm chí cac cơ sở xã hội, từ thiện. Xin tha tội thì có thể ăn năn hối lỗi rồi xin tòa tha bổng, giảm án, xin chủ nợ tha nợ, cho khất nợ. Xin khỏi bị cám dỗ thì có thể yêu cầu làm áp lực cơ quan truyên thông đại chúng giảm bớt hay loại bỏ các chương trình khiêu dâm, cổ võ bạo lực v.v... Xin khỏi sự dữ thì cứ phân tích đó là những gì thì cũng thấy một số cơ quan tổ chức xã hội có thể giúp ta, không cần phải tới Chúa. Như bệnh là một cái dữ. Các Bác sĩ, các Dược phòng, các Bệnh viện, các Cơ sở xã hội có thể giúp ta. Như bị cướp, bị hỏa hoạn thì các cơ sở cảnh sát, cứu hỏa có thể cứu giúp ta. Dĩ nhiên nếu có sự can thiệp của Thiên Chúa thì kết quả sẽ khác. Và khi mà các cơ quan tổ chức của loài người đã tỏ ra bất lực ta cầu xin Thiên Chúa.
Phần thượng của Kinh Lạy Cha ở đoạn "ý Cha thể hiện dưới đât cũng như trên trời" là một thái độ "vâng" tuyệt đối, như chính Chúa Giê-su khi ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng trước giờ tử nạn, Người đã cầu xin "Nếu đẹp lòng Cha, xin hãy cất chén đắng này cho Con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà là theo ý Cha".
Chính thái độ "xin vâng" của Giáo hữu trong khi cầu nguyện đã khiến cho họ trở thành can đảm, nhẫn nại, phú thác, an nhiên tự tại trước bất cứ cảnh ngộ nào. Hàng chục vạn Tín hữu đã bình tĩnh đón nhận cái chết chứ không bỏ đạo thời cấm đạo, vì họ cầu nguyện "xin vâng ý Cha".
"Vâng ý Cha" ba chữ vắn tắt nhưng đầy sức mạnh. Là vì nó phát xuất từ tấm lòng, từ con tim, từ cái tâm linh thiêng của kẻ đã nắm vững được luật siêu nhiên : "mọi sự trên đời này do sự an bài của Thiên Chúa".

le manh hung

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 27/10/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết